• No products in the cart.
Back to Top

FCT Club

PT NGUYỄN HÙNG PHƯƠNG VÀ CÂU CHUYỆN TRỞ THÀNH NGƯỜI TRUYỀN CẢM HỨNG HỌC TẬP CHO CÁC “RÙA” TẠI FCT

Anh Nguyễn Hùng Phương hiện tại đang là cán bộ chuyên trách các khóa học dành cho PM tại đơn vị CTC, công việc của anh liên quan đến việc chủ động đề xuất các nội dung, các khoá học thiết thực hơn gắn với target và business của công ty.

Anh chia sẻ, bản thân biết đến FCT cũng được hơn 2 năm, sau khi anh nhận mail của FCT mong muốn được mời anh trở thành giảng viên nội bộ cho các bạn nhỏ trong CLB. Với sự tâm huyết với công việc giảng dạy, niềm yêu thích với các bạn nhỏ đã thôi thúc anh trở thành PT. Khi được hỏi về động lực giúp anh trở thành PT, anh Phương chia sẻ rằng điều đầu tiên và quan trọng nhất là tính cách quý trẻ con. Anh cũng có hai đứa con nhỏ, anh thường dành thời gian để vừa học vừa chơi cùng chúng, điều này anh không những muốn chia sẻ cho con anh mà còn cho nhiều bạn nhỏ khác. “Đôi khi những kiến thức không đơn thuần là sự khô khan, nó có thể là cách đặt câu hỏi, cách đi tiếp khi gặp vấn đề, nó sẽ thiết thực hơn cho các con, khi mình yêu quý trẻ con mình sẽ yêu những công việc khác.” – anh Phương chia sẻ.

Ở FCT, anh không dùng từ “dạy” mà gọi đó là sự khơi gợi thói quen tự học cho các bạn, tự nghiên cứu theo một lộ trình theo khóa học mình đưa ra. Sau kết thúc khóa học này các bạn sẽ đi tìm khóa học khác, chỉ cần giữ thói quen này các bạn sẽ chủ động tìm kiếm những kiến thức mới, bạn bè mới. Đó là sự hoàn thành những công việc mà các bạn yêu thích. Trong quá trình đồng hành, anh cũng đọc lại những câu hỏi những vấn đề từ trong và ngoài giáo trình, khuyến khích các bạn từ tìm hiểu, còn nếu không tìm hiểu được mình cũng có sự hỗ trợ, đôi lúc cũng cần sự động viên và giải thích cho các bạn.

Bên cạnh việc giảng dạy cho các bạn nhỏ, anh cũng là một con người của công việc, vì thế năm nay anh chưa nhận thêm các bạn khoá mới. Tuy nhiên, trong quá trình hỗ trợ học viên tại FCT anh cũng cảm thấy tự hào về cậu học trò của mình, đó là bạn Bảo, học viên khóa I. Bảo là bạn tiếp thu khá nhanh, ban đầu anh đợi bạn gọi, nhưng sau đó không thấy Bảo hồi âm, anh thường xuyên là người chủ động gọi trước cho Bảo. Sau lần gọi điện và nhắc nhở ấy, anh muốn bảo chủ động hơn vì mình là người cần được tiếp thu kiến thức. Đây cũng là một trong những kỹ năng mềm quan trọng sau này các bạn nhỏ nên rèn luyện từ sớm, nó sẽ trở thành công cụ quan trọng hình thành thói quen chủ động và tự học. Trở lại trại hè FCT năm 2023 tại Hoà Lạc, Bảo đã là cậu sinh viên năm nhất, không còn là cậu bé phải đốc thúc học tập, Bảo đã trưởng thành hơn, chủ động hỏi han và giúp đỡ bạn bè, thầy cô trong trại hè.

Anh Phương chia sẻ thêm “Thông thường năm nhất và 2, anh dành 1h -2h/ 1 tuần. Còn năm 3 kiến thức khá nhiều, nên anh dành nhiều thời gian, thường sẽ 3 – 4 tiếng, tuy nhiên có 1 số bài quan trọng thì anh yêu cầu thêm bài thực hành, nên vì vậy những bài cuối cũng sẽ khó khăn hơn. Anh nghĩ không chỉ riêng Bảo thì các bạn vẫn còn thiếu nhiều các kỹ năng khác như mối quan hệ, giao tiếp, làm việc nhóm”.

PT Nguyễn Hùng Phương

Anh chia sẻ rằng, để hình thành những đam mê cho con trẻ, có thể bắt đầu bằng việc phân theo cấp độ. Với học sinh cấp 2, tập khả năng tư duy nhanh, điều này xảy ra khi các bạn làm toán nhiều. Với cấp 3 cần thể hiện đam mê, bằng việc nghiên cứu và đọc sách. Theo anh điều quan trọng nhất đó là việc học liên tục, khi anh học cấp 2, anh cũng rất hay tìm tài liệu và đọc, anh thấy quyển nào đọc quyển đó. Một số đầu sách như Tự học Turbo Pascal, tự học Visual Basic, anh vừa đọc vừa thực hành, hay cuốn tự học Assembly, anh tự học từ lớp 10. Sau này, nó vẫn là niềm vui của anh , đây cũng là phương pháp anh nghĩ các bạn có thể học hỏi theo. Anh Phương chia sẻ thêm “Anh thấy có nhiều bạn tự học rất tốt, nhưng lại khó khăn khi học chung với bạn bè và ngược lại, chính vì thế đây cũng là điều mà các PT cần thấu hiểu sau một vài lần tiếp xúc với các bạn nhỏ. Nếu bạn cảm thấy có niềm vui trong học tập, hãy cố gắng giữ nó, hiểu nó, đồng hành cùng nó.”

 2,600 total views,  4 views today

Post a Comment