• No products in the cart.
Back to Top

FCT Club

HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH TUY CŨ NHƯNG ĐẠT HIỆU QUẢ “VƯỢT BẬC” NẾU BIẾT ÁP DỤNG ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP 

Mẹ của Phú Minh, chị Yến Khanh đã chia sẻ về phương pháp học để học hiệu quả. Cùng FCT lắng nghe chia sẻ từ vai trò người mẹ, người bạn, người đồng hành cùng Phú Minh trên con đường học tập và phát triển nhé !

Sau khi cho con tham gia FCT Club, Phú Minh đã năng nổ tham gia học tập, dễ dàng chia sẻ những ý tưởng của mình hơn rất nhiều so với trước kia, mình đã cùng con thảo luận về phương pháp học như thế nào để hiệu quả. Và dưới đây là những một số phương pháp, mình nghĩ các bạn có thể đang cần đến nó : 

1. Não bộ hoạt động tốt nhất khi có những khoảng xen kẽ giữa việc tập trung cao độ và suy nghĩ rộng, khuếch tán, hay giải lao. Ý tưởng sáng tạo, mới lạ đôi khi sẽ xuất hiện trong những khoảng nghỉ, khi đầu óc thư giãn.  

>>> Tập thể dục và ngủ đủ góp phần quan trọng trong hiệu quả học tập.  

2. Kỹ thuật Pomodoro: loại bỏ các yếu tố gây nhiễu, bấm giờ, chia ra các khoảng học tập trung không phân tán trong 25 phút, rồi thưởng cho bản thân 5-10 phút nghỉ ngơi, vận động, giải trí. Sẽ hiệu quả nếu thực hiện 4 phiên Pomodoro rồi có một khoảng nghỉ dài hơn, khoảng nửa tiếng.  

>>> Chia nhỏ nhiệm vụ, để có thể hoàn thành và cảm thấy mình đạt được từng tiến bộ nhỏ.  

3. Học đi đôi với hành: điều này không mới. Nhưng thực hành phân bổ, lặp đi lặp lại, có cách quãng sẽ hiệu quả hơn thực hành dồn dập, trong một thời gian ngắn mà không lặp lại. Tuy nhiên, mình cũng không đồng tình với mô hình học cường độ cao, đốt cháy giai đoạn.  

4. Học xen kẽ các môn, chứ không nhồi vịt một môn liên tục. Tuy nhiên, với Minh, mình nghĩ xen kẽ nhiều môn quá kiểu 5 môn/buổi cũng không hiệu quả. Có lẽ 2 môn/buổi sẽ tạo được sự liên tục cần thiết, nhưng cũng tạo được sự đa dạng vừa phải. 

5. Ghi chép theo kỹ thuật Cornell: Chia trang vở thành 4 phần, trên cùng là tiêu đề, cột nhỏ bên trái ghi từ khóa hay câu hỏi ngắn, cột to ghi các chi tiết vắn tắt, và ô ngang dưới cùng tóm tắt lại các ý chính của bài học. 

6. Học theo các cụm khái niệm liên quan. Khi các khái niệm kết nối với nhau, sẽ dẫn tới những ý tưởng sáng tạo.  

7. Bạn sáng tạo hơn khi bạn tương tác, bão não cùng người khác vì quá trình trao đổi sẽ khiến bạn nảy ra những ý tưởng mới. 

8. Nhưng người sáng tạo là người dám không đồng ý với người khác, dám chấp nhận lời phê bình. Ý này làm mình nhớ tới hai tấm gương sáng tạo lớn nhất trong hai thập kỷ qua là Steve Jobs và Elon Musk, cả hai đều không dễ ưa gì, nhưng họ là phiên bản cực đoan rồi. Tuy nhiên, ở mức độ của người học, sáng tạo không cần phải là phát kiến đội đá, vá trời gì, dù người khác đã nghĩ ra các giải pháp mà bạn nghĩ ra, nhưng quá trình tư duy độc đáo của bạn, trải nghiệm có giá trị và ý nghĩa riêng đối với bạn khiến cho giải pháp của bạn vẫn có giá trị sáng tạo.  

9. Khi người học đặt các mục tiêu, họ nên chia sẻ với những người xung quanh, đó là cách giúp bản thân giữ lời.  

Mình hi vọng với những mẹo nhỏ trên có thể giúp bạn đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình học, đồng thời bạn hãy tìm cho mình một phương pháp học phù hợp để tránh lãng phí thời gian và công sức mình bỏ ra nữa nha ! 

 2,083 total views,  1 views today

Post a Comment