CUỘC THI VIẾT LUẬN FCTC 2022 – BÀI DỰ THI SỐ 9
Tác giả: Phạm Bùi Hoàng Linh
Đề bài: Bạn hãy thể hiện quan điểm của mình về những ý sau:
Các nước bại trận như Đức, Ý, Nhật sau thế chiến 2 bị tàn phá nặng nề với tổn thất lớn. Sau 70 năm họ lại là những cường quốc hàng đầu, là 3 trong số 7 nước thành viên G7. Vậy, điều gì tạo nên sự khác biệt này?
Với cá nhân, tương tự như những nước phát triển, những người trở nên giàu có nhờ gặp may ngẫu nhiên như: trúng số, bán đất… thường trở lại nghèo khó sau một thời gian. Trong khi đó, những tỷ phú sa cơ còn thời gian lại quay trở lại và phát triển mạnh mẽ thành những triệu phú. Điểm khác biệt là gì?
Cùng là đi làm thuê, có những người được trả lương vài ngàn $ mỗi năm, người khác chỉ có thu nhập vài triệu. Vậy, điều gì tạo nên sự khác biệt? Trong lịch sử văn hóa, đã có nhiều kiệt tác sinh ta khi tác giả của nó trải qua bi kịch trong cuộc sống. Đó là do bi kịch sinh kiệt tác, hay tính cách nghệ sỹ tài năng tìm tới bi kịch?
BÀI LUẬN
Trong cuộc sống, từ khi sinh ra cho tới khi lớn lên và già đi. Mỗi con người đều có 1 cuộc sống hay cách sống riêng, Tuy nhiên phần đa trong số chúng ta đều phải vấp ngã, đứng dậy và trưởng thành hơn. Cũng có 1 số người thì may măn ưu ái của số phận sẽ gặp ít trắc trở trong cuộc sống, gia đình, công việc… với mỗi người sẽ có mỗi cách giải quyết khác nhau nhưng tựu chung thì đều mong muốn sẽ hướng tới một điều tốt đẹp hơn. Nhìn xa hơn đối tượng là một con người chúng ta có thể nhìn thấy nhưng bài học nhãn tiền trong quá khứ của những đất nước đứng lên từ những khó khăn ví dụ như Nhật, Đức, Ý
– Sau khi trở về sau chiến tranh thế giới thứ 2 với kết quả là nước thua cuộc, kinh tế kiệt quệ, tài nguyên cạn kiệt tuy nhiên bằng những phương hướng khác nhau cùng những giải pháp phù hợp 3 nước trên đã trở thành các cường quốc về kinh, giáo dục…
+ Với đất nước Nhật: Người Nhật luôn nổi tiếng với tinh thần, ý chí và nghị lực. Họ luôn có thái độ làm việc rất cao trong công việc. Cường độ làm việc cũng rất áp lực.
Người Nhật có thể làm việc trung bình từ 10-12h/ ngày. Người Nhật luôn đề cao tinh đoàn kết, và điều đó thể hiện rõ nhất qua văn hóa xếp hàng của Người Nhật, dù trong bất kỳ điều kiện và hoàn cảnh nào thì người Nhật cũng8 tuân thủ điều đó. Một điều quan trọng khác là người Nhật rất chú trọng tới giáo dục.
+ Với đất nước Đức: Người Đức có nền tri thức vốn có đã lâu đời điều đó thể hiện rất nhiều nhà khoa học là người Đức như Albert Einstein, A. Franz Aepinus, Athanasius Kircher…Người Đức có tinh thần kỷ luật rất cao trong tất cả các hoạt động. Trong sản xuất thì đích đến của người Đức luôn là làm ra những sản phẩm tốt nhất. Tận dụng nguồn tri thức của các nhà khoa học mà người Đức đã phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp ví dụ như ngành công nghiệp ô tô, công nghiệp sắt thép, chế tạo máy móc. Với lối suy nghĩ làm ra các sản phẩm hoàn hảo thì các sản phẩm được người Đức làm ra luôn có chất lượng rất tốt.
+ Với đất nước Ý: Cũng giống như nước Đúc, Ý để lại sau lưng những hệ quả của chiến tranh để tập trung vào khôi phục kinh tế bằng những quyết tâm cùng đường lối định hướng kinh tế đúng đắn, ý đã trở thành 1 trong những nước có tài sản cá nhân cao nhất thế giới.
Nhìn sang khía cạnh về mặt con người, cũng có rất nhiều người họ đã từng là tỉ phú giống như các nước Đức, Ý, Nhật. Sau khi họ gặp phải các biến cố dẫn đến thất bại rồi phá sản nhưng sau đó, họ vẫn có thể hồi phục được lại kinh tế như ban đầu hoặc có thể là hơn. Cùng với đó, có những con người nhờ vào sự may mắn đã có 1 số tiền lớn đến hàng triệu $. Tuy nhiên sau một thời gian họ có thể quay lại cảnh nghèo khó như lúc đầu. Vậy điểm khác biệt giữa những con người đó là gì? Theo tôi đó là tri thức, ý trí và thái độ trong công việc cũng như cuộc sống. Kinh Talmud viết:” Tài sản có thể bị mất, chỉ có tri thức và trí tuệ thì mãi mãi không mất đi đâu được” điều này lý giải vì sao các tỉ phú dù có thể ở một số thời điểm họ bị phá sản, tuy nhiên sau đó họ vẫn có thể khôi phục lại kinh tế của mình như trước hoặc có thể lớn hơn.
Nhắc tới một đất nước hùng mạnh thì 1 trong các yếu tố chủ chốt đó là kinh tế. Nghĩa là đất nước đó phải có kinh tế phát triển. Trước hết chúng ta cần hiểu “Kinh tế là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội – liên quan trực tiếp vào việc sản xuất, trao đổi, phân phối…” suy cho cùng kinh tế là thể hiện sự hiệu quả của lao động. Cùng là đi lao động nhưng có những người chỉ nhận dc vài ngàn $, nhưng có những người lại nhận cả triệu $ mỗi năm… Kinh tế phát triển nghĩa là lực lượng lao động rất hiệu quả và ngược lại kinh tế kém phát 8triển thì cũng thể hiện lao động vẫn chưa hiệu quả. Yếu tố nào tạo ra sự khác biệt đó?
Bản thân tôi rất thích một câu nói của cựu tổng thống mỹ Abraham Lincoln “Hãy cho tôi sáu giờ đồng hồ để đốn một cái cây và tôi sẽ dành bốn tiếng đầu tiên mài rìu”. Câu nói đó muốn nhắn nhủ rằng. khi bắt đầu 1 công việc thì bạn nên tìm hiểu thật kỹ rồi mới bắt tay vào làm, tránh phải sửa nhiều lần. Cũng giống như việc chúng ta xây một ngôi nhà thì chúng ta phải có bản thiết kế trước thì ngôi nhà của chúng ta mới có thể hoàn thành một cách tốt nhất.
Các nhà triệu phú hay tỉ phú họ đều có 1 điểm chung là: Làm việc cực kỳ chăm chỉ, có những người làm việc 16h/ngày. Họ làm việc cho những giá trị trong tương lai. nghĩa là họ sẽ có cái nhìn xa hơn, nhìn cái họ có thể nhận được về sau thay vì nhìn thấy cái hiện tại trước mắt.
Trong tác phẩm “Hai số phận” có 2 nhân vật là William Lowell Kane sinh ra trong sự giàu có và Abel Rosnovski sinh ra trong nghèo khó, tuy nhiên bằng sự quyết tâm và ý chchí của mình thì về sau Abel Rosnovski cũng đã trở lên giàu có như người thông gia của mình William Lowell Kane.
Cùng với sự phát triển của kinh tế các hoạt động hay lĩnh vực khác cũng phát triển kéo theo như văn hóa, xã hội…Nhắc tới văn hóa chúng ta sẽ nghĩ tới các tác phẩm, các bài thơ, bài văn, những bức tranh, những bản nhạc thể hiện cho sự phát triển tại thời điểm đó, chúng giống như các giá trị lịch sử. thể hiện một góc độ nào đó xã hội tại thời điểm đó. Cũng giống như câu nói thời thế tạo anh hùng thì các kiệt tác được sản sinh ra từ những tác giả kiệt xuất trong những hoàn cảnh đặc biệt.
Chúng ta có thể liên tưởng tới bài thơ Tây tiến của Nhà thơ Quang Dũng. Bài thơ sẽ không thể nào ra đời nếu như nhà thơ không tham gia chiến tranh, trải qua những cơn sốt rét, rụng tóc, vẫn miệt mài cùng đồng đội hành quân.
Nhìn ra xa hơn lãnh thổ việt nam có rất nhiều kiệt tác ra đời từ những bi kịch ví dụ như:
Papillon người tù khổ sai là một thiên hồi ký của Henri Charrière kể lại chính cuộc đời mình, về hành trình từ khi bị bắt giam và xử án đầy khổ sai chung thân vì tội giết người theo lời khai của một nhân chứng đã được “dàn xếp” trước. Charrière đã quyết chí vượt ngục ngay từ đầu. Ông quyết sống và ra khỏi trại khổ sai để trả thù. Quyết tâm ấy đã làm cho ông có đủ sức mạnh chịu đựng mọi thử thách. Không có một mối nguy hiểm nào làm cho ông lùi bước, không một phen thất bại nào làm cho ông nhụt chí. Charrière với biệt hiệu là bươm bướm, đã tổ chức cả thẩy chín lần vượt ngục trước khi thành công và được nhận cư trú ở Venezuela như một công dân chính thức.
Qua tác phẩm, Charrière thật sự đã vẽ nên một bức tranh sinh động và chân thật về một nhà tù khổ sai của Pháp. Tóm lược lại thì cá nhân tôi nghĩ rằng, dù đối tượng là con người hay một quốc gia, thì trong quá trình hình thành và phát triển phải luôn luôn cần sự cố gắng, lòng quyết tâm và kiên trì những không nên phân tích kỹ càng trước khi chúng ta thực hiện 1 chuyện gì đó.
845 total views, 1 views today